Sinh lý học của giác quan Hermann von Helmholtz

Sinh lý học của các giác quan của Helmholtz là cơ sở cho các công trình của Wilhelm Wundt, một học sinh của Helmholtz, người được xem là một trong những nhà sáng lập của bộ môn tâm lý học thực nghiệm. Ông, rõ rệt hơn Helmholtz, miêu tả các nghiên cứu của mình dưới một dạng triết lý thực nghiệm và sự nghiên cứu về đầu óc là một thứ khác. Helmholtz trong sự phủ nhận truyền thống phỏng đoán của Naturphilosophie đã nhấn mạnh sự quan trọng của chủ nghĩa vật chất, và tập trung nhiều hơn về sự hợp nhất của "đầu óc" và cơ thể.

Quang học mắt

Vào năm 1851, Helmholtz đã làm một cuộc cách mạng trong khoa khám chữa mắt với phát minh của kính soi đáy mắt (ophthalmoscope); một dụng cụ dùng để khám phần bên trong của mắt. Phát minh này đã làm ông nổi tiếng thế giới ngay lập tức. Các điều Helmholtz quan tâm vào lúc đó tập trung thêm vào sinh lý học của các giác quan. Cuốn sách chính của ông, tựa đề Handbuch der Physiologischen Optik (Sổ tay về quang sinh lý học), đã cung cấp các lý thuyết thực nghiệm về thị lực không gian, thị lực màucảm nhận về sự di chuyển, và đã trở thành cuốn sách tra cứu cơ sở trong ngành của ông trong nửa thế kỉ 19. Lý thuyết của ông về sự điều tiết của mắt đã tồn tại không ai tranh cãi cho đến thập kỉ cuối của thế kỉ 20.

Helmholtz trước Đại học Humboldt ở Berlin

Helmholtz tiếp tục làm việc trong một vài thập kỉ trên một vài phiên bản khác nhau của cuốn sách, thường xuyên cập nhật công trình của ông vì các tranh cãi với Ewald Hering người có quan điểm trái ngược về thị lực về không gian và màu sắc. Cuộc tranh cãi này đã phân chia ngành sinh lý học trong nửa sau của những năm 1800.

Âm thanh học và mỹ học

Vào năm 1863 Helmholtz xuất bản một cuốn sách tựa là Die Lehre von den Tonempfindungen als physiologische Grundlage für die Theorie der Musik (Về sự cảm nhận của nốt nhạc như là cơ sở sinh lý học của lý thuyết âm nhạc), một lần nữa nói lên sự quan tâm của ông về khía cạnh vật lý của sự cảm nhận. Cuốn sách này đã ảnh hưởng đến các nhà âm nhạc học cho đến thế kỉ 20. Helmholtz đã phát minh ra dụng cụ cộng hưởng Helmholtz để cho thấy độ mạnh của các nốt nhạc khác nhau.